TP Cosmetic

Đắp mặt nạ xong có cần phải rửa lại không?

Thứ Sáu, 09/08/2024
null Kim Dung

Sử dụng mặt nạ đã trở thành xu hướng skincare được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi không chỉ giúp cải thiện các vấn đề có trên da, thành phần trong các loại mặt nạ còn hỗ trợ nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh từ sâu bên trong. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng nên rửa mặt lại sau khi đắp mặt nạ, ngược lại có ý kiến cho rằng không nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ vì sẽ trôi hết dưỡng chất. Vậy đâu mới là ý kiến đúng, hãy cùng TP Cosmetic giải đáp thắc mắc đắp mặt nạ có cần rửa lại mặt không qua bài viết dưới đây nhé.

Đắp mặt nạ xong có cần rửa lại mặt không?

Sau khi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Các chuyên gia làm đẹp cho biết có nên rửa mặt hay không sau khi đắp mặt nạ còn phụ thuộc vào loại mặt nạ mà bạn sử dụng. Vậy mặt nạ nào phải rửa sau khi đắp xong và loại nào không cần rửa lại ? Cùng TP Cosmetic liệt kê ngay dưới đây nhé: 

1. Loại mặt nạ cần phải rửa sau khi đắp 

Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt lại? Dưới đây là một số mặt nạ bạn cần rửa sau khi đắp mặt:

Mặt nạ dạng kem

Top 7 loại mặt nạ dưỡng da giữ ẩm không thể bỏ qua

Các loại mặt nạ dạng kem như mặt nạ bùn, mặt nạ than hoạt tính, mặt nạ đất sét… sau khi đắp cần phải dùng nước ấm vệ sinh lại thật sạch. Công dụng chính của các loại mặt nạ này là làm sạch sâu trong lỗ chân lông, hút sạch dầu thừa, bụi bẩn và cặn mỹ phẩm tích tụ. Do đó với các loại mặt nạ như đất sét, bùn, than hoạt tính… nếu bạn không rửa sạch sau khi dùng sẽ làm cho da quá khô, bị kích ứng và nổi mụn.

Mặt nạ giấy

5 loại mặt nạ bằng giấy tự chế mang lại hiệu quả bất ngờ để sử dụng ngay  tại nhà - L'EAU CLAIRE

Đắp mặt nạ giấy xong có nên rửa mặt không? Mặt nạ giấy là loại mặt nạ thông dụng, phổ biến và nhiều người sử dụng nhất. Sau khi đắp mặt nạ giấy xong, nếu bạn cảm thấy còn cảm giác dính hoặc có cảm giác khó chịu sau khi sử dụng thì bạn cũng cần phải rửa mặt sau đó dưỡng da để tăng hiệu quả của mặt nạ. Bạn nên lưu ý có những loại mask rất nhiều dưỡng chất thì không nên để vượt qua thời gian quy định vì khi đó sẽ gây ra tình trạng hút ẩm ngược.

Mặt nạ dạng lột

Đây là loại mặt nạ có tác dụng loại bỏ mụn đầu đen, mụn cám và các tế bào chết, se khít lỗ chân lông….Sau khi đủ thời gian đắp, bạn lấy tay lột nhẹ nhàng mặt nạ ra đồng thời dùng nước ấm rửa lại thật sạch và thoa toner dưỡng da. Tuyệt đối không để mặt nạ lột vượt quá thời gian mà nhà sản xuất quy định. Để chúng lâu trên da khiến mặt bị kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Mặt nạ làm từ nguyên liệu tự nhiên

Hé lộ 18 cách làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên rẻ và đơn giản tại nhà

Đối với những loại mặt nạ tự chế như mật ong, sữa chua, nha đam, củ dền, mặt nạ cà chua, mặt nạ dưa leo… cần phải rửa lại với nước sạch sau khi kết thúc quá trình đắp. Sỡ dĩ chúng ta cần rửa mặt sau khi đắp những loại mặt nạ này là vì nếu không rửa kỹ, da sẽ nhờn rít, tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn.

Mặt nạ sủi bọt

Liệu sử dụng mặt nạ sủi bọt có tốt như lời đồn không? Review chi tiết

Mặt nạ sủi bọt dạng gel lỏng, có tác dụng làm sạch sâu từ bên trong, kéo theo dầu thừa và bụi bẩn tích tụ lâu ngày. Với mặt nạ này, chắc chắn bạn phải rửa sạch để trôi bọt và chất bẩn ra khỏi mặt.

2. Loại mặt nạ không cần rửa sau khi đắp

Một số loại mặt nạ bạn không cần rửa mặt sau khi đắp, chẳng hạn như:

Mặt nạ có kết cấu mỏng, nhẹ

Top 10 mặt nạ dưỡng ẩm cho làn da tươi mượt, rạng rỡ

Các loại mặt nạ dạng gel/ thạch, mặt nạ collagen, mặt nạ dạng lỏng (patting water pack), lotion mask/toner mask là những loại không cần rửa lại sau khi đắp. Những loại mặt nạ này thường có kết cấu lỏng, nhẹ. Chúng có khả năng thẩm thấu vào da mà không gây bí, nhờn rít hoặc tắc lỗ chân lông. Hơn nữa, việc làm sạch hoặc lau mặt sau khi đắp mặt nạ có thể làm mất một số lợi ích của mặt nạ. Sau khi đắp xong, hãy sử dụng đầu ngón tay hoặc thanh lăn massage thật nhẹ nhàng và thoa cả xuống vùng da cổ để dưỡng da.

Mặt nạ ngủ (sleeping mask)

Như chính tên gọi của nó, mặt nạ ngủ dành cho tín đồ làm đẹp sử dụng trước khi đi ngủ. Mặt nạ ngủ thẩm thấu vào da và cải thiện các vấn đề như mụn, da không đều màu, sạm nám…Sáng hôm sau, khi thức dậy bạn rửa mặt sạch là được. Với những loại mặt nạ ngủ này, nếu bạn rửa sau khi đắp sẽ không “tận dụng” hết được dưỡng chất có trong mặt nạ. Vì thế, quá trình dưỡng da không hiệu quả.

Một số thắc mắc khi đắp mặt nạ

Ngoài câu hỏi Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không thì vẫn còn một số băn khoăn về việc đắp mặt nạ như là:

Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt không?

Bạn đã biết đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không. Tuy nhiên đối với mặt nạ cần rửa, bạn rửa mặt với nước hay là với sữa rửa mặt? Các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn chỉ sử dụng sữa rửa mặt trước khi đắp. Sau khi đắp mặt xong, với những loại cần rửa, bạn chỉ sử dụng nước ấm để rửa sạch. 

Có nên đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt?

Những người có thói quen sau khi rửa mặt xong thì đắp mặt nạ ngay, tuy nhiên cách này không đúng. Làn da của bạn cần được cân bằng sau khi rửa mặt, chính vì thế trước khi đắp mặt nạ bạn cần sử dụng 1 bước toner/ nước thần. Việc sử dụng toner/ nước thần giúp da làm sạch sâu, cân bằng độ pH và dưỡng ẩm cho da, khi đó các tinh chất sẽ dễ dàng hấp thu tốt hơn.

Đắp mặt nạ bao nhiêu lần 1 tuần?

Việc đắp mặt nạ thường xuyên hoặc mỗi ngày dễ làm cho da bị kích ứng, lớp biểu bì non trên da sẽ mất đi khả năng đề kháng và lớp dầu tự nhiên cũng sẽ bị làm sạch, khiến làn da khô và mỏng đi rất nhiều. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên đắp mặt nạ 2-3 lần/ tuần là đủ. Tuy nhiên, số lần đắp mặt nạ trong tuần của bạn có thể phụ thuộc vào tình trạng làn da. Cụ thể, nếu bạn sở hữu làn da thường có thể đắp từ 3-4 lần/tuần. Nếu bạn có làn da dầu mụn nên đắp 2-3 lần, với da nhạy cảm hơn nên đắp từ 1-2 lần/ tuần.

Đắp mặt nạ bao nhiêu phút thì đủ?

Thời gian đắp mặt nạ trung bình từ 15 đến 20 phút đối với cá loại mặt nạ giấy hay các mặt nạ dạng đất sét, than tre,…..Một số loại mặt nạ dưỡng da như mặt nạ dạng thạch hay collagen thì có thể để lâu hơn từ 15 đến 40 phút. Ngoài ra còn đối với các dạng mặt nạ ngủ thì có thể để qua đêm mà không cần rửa lại với nước.

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không còn phụ thuộc vào loại mặt nạ bạn đang sử dụng.  Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc da bổ ích, đồng thời lựa chọn được loại mặt nạ phù hợp, hiệu quả cao.

Viết bình luận của bạn